Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh Chướng bụng?

🦠🛡Những dũng sĩ trong YoyiC là chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc đường ruột. Vậy hôm nay, bạn cùng YoyiC tìm hiểu về hiện tượng Chướng bụng đầy hơi, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào bạn nhé!

❓Đầu tiên, chướng bụng đầy hơi là gì và có biểu hiện như nào?
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc sự rối loạn lên men vi sinh vật, chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Hiện tượng này dẫn tới tình trạng bụng căng lên và phình ra gây tức bụng, khó chịu.
Thông thường, sau mỗi bữa ăn 30 phút, chúng ta có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt. Tuy nhiên, ở những người bị sình bụng, chướng hơi thì hoàn toàn ngược lại, chúng gây ra cảm giác khó chịu ở bụng.

Tại sao lại bị chướng bụng vào thời kỳ mãn kinh?

❓Vậy chướng bụng có biểu hiện như thế nào?
1. Chướng bụng
Hiện tượng xảy ra khi lượng khí trong hệ tiêu hóa tăng quá mức
Bụng căng cứng, phình to ngay cả khi không ăn uống.
2. Đầy hơi
Có cảm giác no ở vùng bụng trên đi kèm với biểu hiện ợ hơi, xì hơi liên tục
3. Khó tiêu, ăn không tiêu
Đau bụng, khó chịu và đau ở phía trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng).
Người bệnh có cảm giác chán ăn, sợ ăn.
4. Triệu chứng khác
Biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, táo bón kèm theo.
Mệt mỏi, uể oải, thường xuyên cáu gắt.

🌿Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như:
– Do cơ thể nạp quá nhiều chất đạm, bột, đường, dầu mỡ khiến dạ dày không thể tiêu hóa hết được, dẫn đến tồn đọng trong ống tiêu hóa. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, chất kích thích, ăn nhai không kĩ, ăn xong đi nằm ngay… khiến đường ruột quá tải không xử lý hết thức ăn và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Ăn quá nhiều chất đạm, bột, đường, dầu mỡ khiến dạ dày không thể tiêu hóa hết được
– Do rối loạn tiêu hóa, phù hay cổ trướng, mất nước, táo bón, dị ứng thực phẩm.
– Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non.
– Bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tắc ruột, ung thư đại tràng…
– Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau khiến lợi khuẩn bị giảm mạnh trong khi các hại khuẩn phát triển gây đầy hơi chướng bụng.


💪Vậy, chúng ta nên làm gì để phòng tránh nhỉ?
– Thay đổi lối sống, cách ăn uống, từ bỏ một số thói quen có hại khác, … có thể giúp phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, cụ thể:
Ăn uống đúng cách: Người bệnh cần tránh ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó, có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ. Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn dễ dàng được tiêu hóa khi đi xuống dạ dày. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như các sản phẩm từ sữa, bơ, các loại đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu carbohydrate khó tiêu, nhiều chất xơ, thức uống có gas, thức ăn cay nóng, nhiều axit, ….
– Thay đổi thói quen: Hút thuốc lá là một trong những thói quen làm tích tụ và dư thừa không khí trong dạ dày gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng. Vì vậy, nên từ bỏ thói quen không tốt này để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế những chất kích thích khác như rượu, bia, cafe, … là những thức uống gây đầy hơi.
– Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, … giúp khí trong cơ thể di chuyển tốt hơn và dễ dàng thoát ra ngoài.
– Chườm nóng: Khi bị đầy bụng, làm giãn cơ bụng bằng cách tắm nước ấm có thể giúp hơi tích tụ trong dạ dày dễ thoát ra ngoài hơn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *