Phải làm gì khi trẻ lười ăn rau?

🌿Hầu hết bố mẹ đều phải đau đầu với tình trạng này, dường như việc lười ăn rau đã trở thành một “slogan” gắn liền với mọi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài ra, trẻ con thường rất hay có xu hướng chỉ thích ăn một món gì đó từ ngày này qua ngày khác và từ chối tiếp nhận những món ăn mới đặc biệt là rau xanh “nhạt nhẽo” và khó nhai.

Tuyên ngôn của các bé "lười ăn rau củ"

Hiểu được điều này là rất cần thiết vì bố mẹ thực sự không nên quá căng thẳng khi thấy con mình lười ăn rau và lười ăn rau cũng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ.

❓Trẻ không ăn rau có ảnh hưởng gì đến cơ thể không?
Trẻ không chịu ăn rau cũng có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động và chức năng của cơ thể, bao gồm:
– Bị táo bón: Theo chỉ dẫn về chế độ ăn uống người của Mỹ năm 2010, chất xơ là một trong bốn dưỡng chất quan trọng. Đó là lý do tại sao mẹ cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống cân bằng giàu các chất dinh dưỡng – bao gồm cả chất xơ. Những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao khi được kết hợp với việc uống đủ nước, chất xơ giúp vận chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa và có thể giảm bớt nguy cơ bé bị táo bón và các rối loạn tiêu hóa.
– Thiếu vitamin: Rau xanh và hoa quả cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể đặc biệt là Vitamin C và collagen. Lười ăn rau xanh sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin nghiêm trọng.
– Giảm khả năng miễn dịch: Hoa quả và rau xanh giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene,… Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất này sẽ khiến các gốc tự do phát triển, làm giảm miễn dịch, khiến bé dễ bị bệnh.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Cho bé ăn rau thường xuyên sẽ giảm khả năng bé mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành.

🌿Trẻ không chịu ăn rau phải làm sao?

Cho trẻ ăn quá nhiều rau gây hại sức khoẻ như thế nào?
Khi bé không ăn rau, mẹ hãy thử một trong những mẹo hữu ích dưới đây để bổ sung rau cho bé trong mỗi bữa ăn:
– Tìm hiểu sở thích ăn rau của con: Mỗi bé có một sở thích ăn rau khác nhau, có bé thích ăn rau chín nhừ, nhưng có bé lại thích ăn giòn, thái mỏng, thái sợi,… vì dễ ăn. Có bé lại bị mê hoặc bởi những loại rau củ nhiều màu sắc. Chỉ cần hiểu ý thích của con, mẹ sẽ có những cách chế biến món rau củ vừa ý với bé nhà mình. Chắc chắn khi đó, bé sẽ không còn lắc đầu từ chối những món rau xanh đúng sở thích nữa.
– Kết hợp rau với món con thích: Đây có lẽ là cách được rất nhiều mẹ áp dụng để dụ con ăn nhiều rau. Nếu bé thích trứng, mẹ hãy băm nhỏ rau củ, trộn cùng trứng rồi rán lên cho bé thưởng thức.
– Nếu bé thích mỳ hoặc bún, mẹ có thể chế biến món mỳ xào rau hoặc băm nhỏ rau lá xanh và nấu cùng bún. Những món canh rau củ hỗn hợp cũng là gợi ý tuyệt vời, vừa lạ miệng vừa giúp bé bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.
– “Thiết kế” hình rau, củ thật bắt mắt: Trẻ em là độ tuổi thường bị phân tâm và thu hút bởi các màu sắc và hình dạng bắt mắt. Các mẹ có thể cắt tỉa các loại rau củ quả thành các hình dạng ngộ nghĩnh đáng yêu như các hình vuông, tròn, tam giác, trái tim, hoặc hình các con vật… sau đó sắp xếp lại để thu hút bé.
– Khuyến khích bé cùng tham gia chế biến rau củ quả: Các mẹ hãy cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn với các việc vừa sức với bé như rửa rau, nhặt rau, rửa các loại củ quả, tạo hình thức ăn… Mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi thấy trong bữa ăn, bé cố gắng tìm những miếng cà rốt do chính bản thân tự tạo hình và ăn một cách ngon lành đấy.
Làm nước ép hay sinh tố: Thay đổi với nước ép và sinh tố từ rau củ quả. Thêm một ít đường để tăng vị ngọt ngào hấp dẫn cho bé mẹ nhé.

Không ép buộc, hãy làm gương cho bé: Các mẹ không nên ép buộc khi bé từ chối ăn rau nhé, bởi đây chính là sai lầm khiến bé càng ghét ăn rau hơn. Thay vào đó, mẹ có thể thay đổi cách chế biến như thay luộc bằng xào hay nấu canh, hoặc mẹ có thể nấu kết hợp cùng món con thích. Ngoài ra, bố mẹ nên tích cực ăn nhiều rau để bé nhìn vào học tập và nhận biết được rằng rau rất tốt và cần thiết cho sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *